Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số trong thời đại hiện nay, thiết bị mobile không chỉ là phương tiện nghe gọi thông thường mà còn trở thành “cánh tay đắc lực” của các chiến dịch marketing. Việc tận dụng phương tiện đa năng này có thể giúp các marketer xây dựng được 6 chiến dịch marketing hiệu quả và ổn định hơn bao giờ hết.
Hãy cùng OnViet điểm qua những chiến dịch marketing đã tận dụng thế mạnh đặc thù của mobile qua bài viết dưới đây. Chắc chắn chúng sẽ khiến bạn kinh ngạc.

1. Chiến dịch marketing SMS

Là một trong những chiến dịch bùng nổ mạnh mẽ những năm vừa qua khi tận dụng thế mạnh đặc thù của Mobile, SMS marketing đã truyền tải thông điệp thương hiệu đến người tiêu dùng qua hình thức tin nhắn trên di động, giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn đến các đối tượng người dùng ở phân khúc điện thoại giá rẻ chỉ để nghe gọi. Đây là chiến dịch khá phổ biến và được các thương hiệu sử dụng hiện nay.

Chiến dịch marketing SMS

eMarketer ghi nhận mức tăng trưởng SMS marketing trong tháng 3 và 4/2020 so với tháng 2/2020 lần lượt là 8,5%, và 20%.
Thêm vào đó, trong tháng 1/2020, 51% marketer tham gia khảo sát của CommerceNext (Exponea) cho biết họ có kế hoạch tăng cường đầu tư vào SMS Marketing. Con số này tăng lên 56% vào tháng 6/2020.
Hay theo Juniper Research, lưu lượng tin nhắn SMS gửi từ các doanh nghiệp đạt 2,7 nghìn tỷ vào năm 2020, tăng 10% so với năm 2019.
Đặc biệt trong bối cảnh cả thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid 19, chiến dịch SMS marketing sẽ là cầu nối nhanh chóng đưa doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn.

2. Chiến dịch marketing AR

Với công nghệ AR giúp mô phỏng một vật thể ảo, cho phép người dùng có thể dễ dàng hình dung, tương tác với sản phẩm, content của thương hiệu, đây được coi là một trong những chiến dịch marketing phát triển và hiệu quả với các thương hiệu lớn nhỏ hiện nay.

Chiến dịch marketing AR

Chiến dịch này cho phép các thương hiệu có thể quảng cáo trên các nền tảng AR sẵn có trên thị trường, hay hợp tác với bên thứ ba để phát triển ứng dụng độc lập. Một phương pháp phổ biến không kém là bắt tay với các nền tảng game, mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok, Snapchat… để tạo ra các minigame, hiệu ứng thú vị.
Statista ước tính có khoảng 2,4 tỷ người dùng ứng dụng AR trên toàn thế giới vào năm 2023, tăng 2,2 tỷ so với năm 2015. Theo đó, doanh thu quảng cáo AR toàn cầu cũng gia tăng đáng kể từ 3,9 tỷ USD (năm 2019) lên 21,2 tỷ USD (năm 2024). Công nghệ AR trên thiết bị di động mang đến nhiều cơ hội để tối ưu chiến dịch Mobile Marketing và cải thiện đáng kể các chỉ số quan trọng như tỷ lệ giữ chân (retention) và mức độ tương tác (engagement).

3. Chiến dịch marketing QR Code

Thêm vào top 6 chiến dịch marketing tỏa sáng hơn khi tận dụng thế mạnh đặc thù của mobile chính là ứng dụng QR code. Từ lâu ứng dụng QR Code đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trong các thông tin quảng cáo, thông tin sản phẩm, chương trình,… Chỉ với 1 thao tác ‘quét mã” đơn giản, tất cả các thông tin sẽ hiển thị đến bạn một cách đầy đủ nhất. Chính vì sự nhanh chóng, tiện lợi của QR code, chương trình hoàn toàn phù hợp với lối sống của người tiêu dùng hiện nay.

Chiến dịch marketing QR code

Theo ước tính của 360 Research Reports, quy mô thị trường (market size) của QR Code sẽ đạt 1268,1 triệu USD vào năm 2026, tăng khoảng 390 triệu USD so với năm 2020. Một ghi nhận khác của Bluebite cho thấy, từ năm 2018-2020, QR Code reach tăng 96%, số lượng tương tác với QR Code tăng 94%. Cũng vì thế mà QR Code ngày càng được nhiều marketer “ưu ái” đưa vào chiến dịch marketing của thương hiệu.

4. Chiến dịch marketing Bluetooth

Chiến dịch Bluetooth marketing đã giúp các thương hiệu ghi điểm trong mắt người tiêu dùng bởi tốc độ truyền tải nội dung quan trọng đến các thiết bị di động nằm trong phạm vi phủ sóng.

Chiến dịch marketing Bluetooth

Về phía khách hàng, họ sẽ nhanh chóng và dễ dàng nắm bắt thông tin về sản phẩm, chương trình mà thương hiệu đang triển khai. Trong khi đó, thương hiệu có thể đem lại trải nghiệm khách hàng mới, với mức độ tiếp cận cao và tương tác thân thiện, giúp mở rộng cơ hội thu hút khách hàng và thúc đẩy gia tăng doanh số. Bên cạnh đó, công nghệ này có thể xác định được vị trí của khách hàng, hỗ trợ thương hiệu kiểm soát tốt hơn và có bức tranh toàn cảnh hơn về hành vi của khách hàng.

5. Chiến dịch marketing Native Mobile App

Ứng dụng di động trở thành phương tiện quan trọng đối với cả marketer và người tiêu dùng. eMarketer chỉ ra rằng người dùng di động dành 88% trong ứng dụng di động, con số này giảm xuống còn 12% với các Mobile Website. Ứng dụng di động xuất hiện trong hầu hết khoảnh khắc của cuộc sống như tra cứu thông tin, đi lại, mua sắm… Qua đó, marketer có thể tiếp cận trực tiếp người dùng cũng như dễ dàng mang lại trải nghiệm cá nhân hoá dựa vào dữ liệu thu thập được từ ứng dụng.

Chiến dịch marketing Native Mobile App

Một ví dụ điển hình cho sự phát triển mạnh mẽ chính là chiến dịch “The protection ad” năm 2014 của dòng sản phẩm Nivea Sun Kids. Thay vì tập trung vào lợi ích lý tính của kem chống nắng, Nivea đã đặt vấn đề với các bậc phụ huynh: Làm sao bảo vệ trẻ em khỏi bị lạc trên bãi biển đông nghịt người.
Nivea đính kèm vòng tay vào trang quảng cáo trên tờ báo và khuyến khích phụ huynh tải ứng dụng của Nivea. Ứng dụng cho phép bố mẹ thiết lập thông số khoảng cách giữa họ và con cái. Nếu con họ ra khỏi phạm vi này thì ứng dụng sẽ phát tín hiệu cảnh báo.
Sau chiến dịch, doanh số tăng đến 62%, Nivea Sun Kids nằm trong top sản phẩm bán chạy nhất trong phân khúc kem chống nắng dành cho trẻ em tại Brazil.

6. Chiến dịch marketing Location based

Location-based Marketing là hình thức marketing mà marketer sử dụng dữ liệu vị trí để thúc đẩy gắn kết, mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa hơn và xây dựng lòng tin đối với khách hàng.

Chiến dịch marketing Location based

Dữ liệu vị trí (Location data) ở khắp mọi nơi. Chúng được lồng vào các bức ảnh người dùng chia sẻ, trên các ứng dụng sử dụng định vị GPS, và cả trong các giao dịch trực tuyến.
Hiện nay, người dùng ngày càng sẵn sàng chia sẻ thông tin vị trí của mình với thương hiệu hơn bao giờ hết, để đổi lại các nội dung được cá nhân hóa cũng như các ưu đãi được thiết kế riêng cho mỗi cá nhân.
Theo báo cáo Global Location Trends Report (2020), có đến 95% doanh nghiệp trên toàn cầu đang sử dụng Location-based Marketing để tiếp cận người tiêu dùng. Tính trung bình, ngân sách làm Location-based Marketing chiếm 52% ngân sách đầu tư marketing toàn cầu.
Một chiến dịch đã gây được thành công lớn chính là cái tên Burger King. Chiến dịch này đã từng áp dụng giải pháp Location-based marketing để trêu chọc đối thủ trong chiến dịch “Whopper Detour”.
Với tính năng khoanh vùng và định vị, Burger King khiến cho việc đặt đồ ăn trở thành một trò chơi nhỏ cho người dùng, đồng thời biến hàng triệu khách hàng của mình trở thành “đồng phạm” để cùng “troll” McDonald’s.
Để mua được chiếc bánh Whopper 1 cent, khách hàng phải đến cửa hàng McDonald’s gần nhất theo chỉ dẫn trên ứng dụng của Burger King và đặt hamburger. Sau đó, ứng dụng điều hướng chỉ đường cho người dùng đến cửa hàng Burger King gần nhất để nhận đơn hàng thực sự của mình.
Với sự đột phá trong hình thức chiến dịch, doanh thu thu về tăng gấp 3 trong thời gian diễn ra chiến dịch và tăng gấp 2 sau khi chiến dịch kết thúc. Có hơn 2 triệu lượt tải ứng dụng sau 48 giờ, từ vị trí 686 vươn lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ứng dụng của Google Play và Appstore.
Trên đây là 6 chiến dịch marketing tỏa sáng khi tận dụng thế mạnh đặc thù của mobile. Mong rằng, qua bài viết trên, các thương hiệu, doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến dịch marketing vào kế hoạch của mình.

OnViet chúc các bạn thành công!

 BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trở Về

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *